Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Vỡ răng số 6 có sao không, khắc phục thế nào?

Dưới sự tấn công của các vi khuẩn và tác động của các bệnh lý trên răng, nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng vỡ răng số 6. Với tầm quan trọng trong việc thực hiện và duy trì chức năng ăn nhai của cung hàm, việc vỡ răng số 6 gây nên rất nhiều những tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân và để lại những hậu quả nghiêm trọng.


Vỡ răng số 6 có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng, tình trạng vỡ răng số 6 về cơ bản cũng giống như những tổn thương tương tự ở các răng khác trên cung hàm và không gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Bạn cần biết rằng, răng số 6 còn được gọi là răng cấm, là chiếc răng có vai trò quan trọng nhất trong cung hàm và làm nhiệm vụ chính trong việc thực hiện chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, những tổn thương như vỡ răng số 6 không chỉ tác động đến bản thân chiếc răng này, mà còn gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của toàn hàm và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


Vỡ răng số 6 tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Cụ thể, khi chức năng ăn nhai không được đảm bảo, thức ăn không được nghiền nát gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, về lâu dài sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày và tình trạng suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, vỡ răng số 6 còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển các bệnh lý trên răng do vùng răng bị tổn thương là khu vực có điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn hoạt động mạnh.

Như vậy, tình trạng vỡ răng số 6 về cơ bản không hề đơn giản như bạn vẫn lầm tưởng. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả, nhằm giảm thiểu những hậu quả có thể xảy ra.
Làm thế nào khi vỡ răng số 6?

Để giải quyết tình trạng vỡ răng số 6, bạn cần dựa vào tình trạng cụ thể của bản thân để xác định đâu là giải pháp phù hợp:

Nếu răng bị vỡ nhưng phần vỡ không quá lớn, chưa bị tổn thương sâu vào tủy răng hoặc tủy răng đã bị tổn thương nhưng vẫn còn có khả năng điều trị, bạn có thể giải quyết tình trạng vỡ răng số 6 bằng cách điều trị tủy răng và trám răng, khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Nếu vỡ răng số 6 với tình trạng tổn thương răng nhiều nhưng được xác định vẫn còn đủ cùi răng để bọc sứ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị tủy răng, sau đó dùng một mão sứ có phương, chiều, hình dáng, kích thước và màu sắc y hệt răng thật bọc chụp lên bên trên, nhằm phục hình răng và cải thiện chức năng răng.


Thực hiện điều trị tủy nếu răng vẫn còn khả năng bảo tồn

Nếu tình trạng vỡ răng số 6 đã chuyển nặng, răng không còn khả năng bảo tồn hoặc cùi răng còn quá nhỏ, không đủ để làm trụ răng bọc sứ, bạn có thể được chỉ định nhổ răng. Trong trường hợp này, sau khi nhổ răng, bạn cần thực hiện trồng răng mới bằng phương páp phù hợp ngay để ngăn ngừa những hậu quả của tình trạng mất răng.


Thực hiện nhổ bỏ và trồng răng mới nếu tình trạng vỡ răng số 6 quá nặng, răng không còn khả năng bảo tồn.

Nhìn chung, để tìm ra giải pháp cho tình trạng vỡ răng số 6 một cách hiệu quả, bạn cần trực tiếp đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng vỡ răng số 6 mà bạn gặp phải, mức độ tổn thương răng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Vỡ răng số 6 là tình trạng nguy hiểm trên răng mà bạn không thể xem thường. Chính vì vậy, hãy đến Nha khoa KIM để được thăm khám và tư vấn, tìm kiếm giải pháp hợp lý và hiệu quả đối với tình trạng vỡ răng số 6 mà mình gặp phải.